» Thông tin » Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Danh Sách Sinh Viên

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Các loại hình doanh nghiệp gồm những gì? Chúng có những nhược điểm và ưu điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Căn cứ vào hình thức pháp lý, công ty hay doanh nghiệp được chia làm 5 loại:

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu của công ty. Các thành viên này cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, được gọi là thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Bên cạnh đó, công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Nhược điểm của công ty hợp danh

• Thông thường chỉ áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn như Công ty Luật.
• Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý doanh nghiệp nên có nhiều hạn chế đối với thành viên góp vốn.
• Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Ưu điểm của công ty hợp danh

• Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
• Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Cổ đông là chủ thể nắm giữ cổ phần, cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Mỗi công ty cổ phần phải có ít nhất 3 cổ đông (không hạn chế số lượng cổ đông tối đa). Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và được quyền phát hành các loại cổ phiếu để huy động vốn.

Nhược điểm của công ty cổ phần

• Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát công ty.
• Chỉ những cổ đông sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia (nếu có sự chuyển nhượng cổ đông thì cổ đông sáng lập vẫn còn tên trên đăng ký kinh doanh, không bị mất đi dù chuyển nhượng hết vốn). Các cổ đông góp vốn chuyển nhượng cho nhau không phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chỉ thực hiện tại nội bộ doanh nghiệp và không được ghi nhận trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp của cơ quan quản lý.
• Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán.
• Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
• Đối với công ty cổ phần khi chuyển nhượng cổ đông bị áp thuế thu nhập cá nhân theo chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% (dù công ty không có lãi) vẫn bị áp mức thuế thu nhập cá nhân này.

Xem thêm:

>> Quy định cách đặt tên công ty

>> Quy định vốn điều lệ công ty

>> Quy định cách đặt tên công ty doanh nghiệp

>> Thủ tục hồ sơ các loại hình doanh nghiệp

Ưu điểm của công ty cổ phần

• Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
• Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, không cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông với Sở Kế hoạch đầu tư, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần;
• Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
• Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

• Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
• Do đó, hiện nay từ khi có công ty tnhh do 1 cá nhân làm chủ sở hữu thì hầu như loại hình doanh nghiệp tư nhân ít được ưu tiên lựa chọn bởi nhược điểm tính chịu trách nhiệm vô hạn của loại hình doanh nghiệp này.

Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

• Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
• Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân.
Giống với Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phần nhưng được phát hành trái phiếu.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

• Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.

Ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

• Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
• Khi chuyển nhượng vốn, thành viên chuyển vốn phải kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân, trường hợp chuyển nhượng ngang giá góp vốn thì số thuế phải nộp bằng không.
• Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
• Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
• Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Công ty TNHH 1 thành viên

• Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân. Mặc dù không được phát hành cổ phần song, Công ty TNHH 1 thành viên được quyền phát hành trái phiếu.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên

• Lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
• Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do chỉ có một thành viên và không có quyền phát hành cổ phiếu.

Ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên

• Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp.
• Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty mà không bị chi phối hoặc khó khăn khi đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty.
• Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
• Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.
• Chính chủ sở hữu là người phụ trách kế toán của doanh nghiệp mà không cần thuê người khác. 

Xem thêm:

>> Thủ tục hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty TNHH

>> Thủ tục hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty

>> Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

>> Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

>> Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH

>> Chuyển Đổi Doanh Nghiệp Tư Nhân Thành Công Ty TNHH

>> Thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn

>> Cách thức nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

>> Thành lập công ty phải nộp những loại thuế nào

0914 007 116
0983 551 110



GẶP TRỰC TIẾP CHÚNG TÔI TẠI ĐỊA CHỈ
VĂN PHÒNG TẠI HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: T6, tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Q3, HCM 
VĂN PHÒNG TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: T3, 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội 
VĂN PHÒNG TẠI ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 24 Trần Phú, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH THUÂN
Địa chỉ: 51 Lê quý Đôn, tp Phan Thiết, Bình Thuận
  VĂN PHÒNG TẠI QUẢNG BÌNH
Địa chỉ: 106 Lý Thái Tổ, tp Đồng Hới, Quảng Bình
VĂN PHÒNG TẠI TT HUẾ
Địa chỉ: 100 Nguyễn Tất Thành, Hương Thủy, TT Huế
VĂN PHÒNG TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 159 Trần Quý Cáp, Tam Kỳ, Quảng Nam
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: 51 Trường Chinh, tp Quy Nhơn, Bình Định
VĂN PHÒNG TẠI KIÊN GIANG
Địa chỉ: Lô A5-25, Số 11, Tây Bắc, Rạch Giá, Kiên Giang
  VĂN PHÒNG TẠI ĐẮK LẮK
Địa chỉ: 104 Ngô Quyền, tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH PHƯỚC
Địa chỉ: KP3, P Tân Đồng, Đồng Xoài, Bình Phước
VĂN PHÒNG TẠI LONG AN
Địa chỉ: 140/5 Nguyễn Minh Đường, tp Tân An, Long An
VĂN PHÒNG TẠI LÂM ĐỒNG
Địa chỉ: 16 Trạng Trình, tp Đà Lạt, Lâm Đồng
VĂN PHÒNG TẠI CẦN THƠ
Địa chỉ: An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.thanhlapcongtyqn.vn

Đang online: 12    Lượt truy cập: 1579726