» Thông tin » Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài A-Z
Danh Sách Sinh Viên

Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài A-Z

Đại Việt là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài theo quy định năm 2020. Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Người nước ngoài muốn làm việc và sinh sống tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài. Bài viết này cung cấp thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.

I. Thẻ tạm trú/ giấy phép đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

1. Khái niệm giấy phép đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì giấy phép tạm trú cho người nước ngoài được gọi là thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực (visa).

Xem thêm:

>> Cách thức đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

>> Thủ tục cấp giấy phép cư trú cho người nước ngoài

2. Đối tượng người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú/ giấy phép đăng ký tạm trú

Theo quy định tại Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, có hai trường hợp cấp giấy tạm trú/ thẻ tạm trú cho người nước ngoài, bao gồm:
• Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đã quy định các loại ký hiệu mới và thời hạn của từng loại ký hiệu thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam.
• Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ thì được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 (NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ).
Các ký hiệu giấy tạm trú (thẻ tạm trú) cho người nước ngoài:
• LV2: Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
• LV1: Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
• NN3: Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;
• NN2: Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;
• NN1: Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
• TT: Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam;
• ĐT: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

3. Điều kiện để người nước ngoài được cấp giấy tạm trú/ thẻ tạm trú

• Người nước ngoài phải tạm trú tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
• Hộ chiếu của người nước ngoài xin cấp giấy tạm trú/ thẻ tạm trú cho người nước ngoài phải còn thời hạn từ 01 năm trở lên.

4. Hồ sơ xin cấp giấy tạm trú/ thẻ tạm trú cho người nước ngoài

• Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
• Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
• Hộ chiếu cá nhân xin cấp thẻ tạm trú;
• Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi hoặc giấy tờ chứng minh người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

II. Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài bằng cách nào?

1. Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài qua trang thông tin điện tử

1.1. Việc xin tạm trú cho người nước ngoài
Bước 1: Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử để tạo tài khoản
Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử về khai báo thông tin tạm trú của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú. Trang này có tên miền tiếng Việt là “https://www.xuatnhapcanh.gov.vn”; tiếng Anh là “https://www.immigration.gov.vn”, có chức năng xuất bản thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ tìm kiếm, liên kết, lưu trữ thông tin liên quan đến lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh.
Sau đó, người xin tạm trú cho người nước ngoài thực hiện các công việc như sau:
• Cung cấp các thông tin về tên, loại hình, địa chỉ, số điện thoại, email của cơ sở lưu trú; họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của mình để nhận tài khoản khai báo (Chỉ thực hiện lần đầu).
• Đăng nhập vào Trang thông tin điện tử bằng tài khoản và mật khẩu đã được cấp.
Bước 2: Người khai báo tạm trú thực hiện kê khai thông tin
Người khai báo tạm trú thực hiện nhập và kiểm tra các thông tin khai báo về người nước ngoài hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo mẫu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử.
Bước 3: Người khai báo tạm trú lưu và gởi thông tin
Ấn nút “Lưu thông tin” và kiểm tra thông tin hệ thống. Nếu hệ thống xác nhận đã tiếp nhận thì hoàn thành; nếu hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện lại Bước 2.
1.2. Cơ quan giải quyết việc xin tạm trú qua trang thông tin điện tử
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1.3. Thời gian giải quyết việc xin tạm trú
Ngay khi tiếp nhận hồ sơ xin xác nhận tạm trú của người nước ngoài, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ giải quyết việc xin tạm trú này trong vòng 24 giờ/ 07 ngày.
1.4. Kết quả thực hiện việc xin tạm trú
Thông tin tạm trú của người nước ngoài được cập nhật đầy đủ, thường xuyên và lưu trên hệ thống Trang thông tin điện tử.
2. Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài bằng phiếu khai báo tạm trú
2.1. Việc xin tạm trú cho người nước ngoài bằng phiếu khai báo tạm trú
Bước 1: Người khai báo nhận mẫu và kê khai thông tin
Người khai báo tạm trú nhận mẫu kê khai tại Công an cấp xã và thực hiện kê khai thông tin tạm trú cho người nước ngoài. Sau đó, nộp Phiếu khai báo tạm trú cho trực ban Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi có cơ sở lưu trú (Phiếu khai báo tạm trú có thể gửi trước qua fax hoặc thông báo thông tin qua điện thoại đến Trực ban Công an cấp xã).
Cán bộ trực ban Công an cấp xã tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
• Nếu nội dung Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài ghi đầy đủ thì tiếp nhập, thực hiện xác nhận theo quy định;
• Nếu nội dung Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài chưa ghi đầy đủ thì yêu cầu người khai báo tạm trú sửa đổi, bổ sung.
Bước 2: Người khai báo tạm trú nhận lại ngay Phiếu khai báo
Người khai báo tạm trú nhận lại ngay Phiếu khai báo tạm trú đã có xác nhận của trực ban Công an cấp xã.
2.2. Cơ quan giải quyết việc xin tạm trú bằng phiếu khai báo
Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
2.3. Thời gian giải quyết việc xin tạm trú bằng phiếu khai báo
Ngay khi tiếp nhận hồ sơ xin xác nhận tạm trú của người nước ngoài, Công an cấp xã sẽ giải quyết việc xin tạm trú này trong vòng 24 giờ/ 07 ngày.
2.4. Kết quả thực hiện việc xin tạm trú cho người nước ngoài
Phiếu khai báo tạm trú được cơ quan Công an xác nhận và các thông tin khai báo tạm trú đã được tiếp nhận ghi vào sổ trực ban của Công an cấp xã.

Xem thêm:

>> Thẻ tạm trú, giấy phép đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

>> Quy định khai báo tạm trú, tạm vắng cho người nước ngoài

III. Đối tượng, thời hạn đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

1. Thời hạn thực hiện thủ tục khai báo tạm trú cho người nước ngoài

• Đối với việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài qua trang thông tin điện tử: Thủ tục tạm trú cho người nước ngoài phải thực hiện khai báo ngay khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
• Đối với việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài bằng phiếu khai báo tạm trú: Người khai báo tạm trú nộp Phiếu khai báo tạm trú trong thời hạn 12 giờ, nhưng đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.

2. Đối tượng thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài qua trang thông tin điện tử gồm các tổ chức, cá nhân:
+ Cơ sở lưu trú là khách sạn.
+ Đối với các cơ sở lưu trú khác; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; người đứng tên trong hợp đồng mua/ thuê nhà cho người nước ngoài lưu trú dài hạn khuyến khích thực hiện qua Trang thông tin điện tử.
Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài bằng phiếu khai báo tạm trú bao gồm: (Người khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam)
+ Đại diện cơ sở lưu trú hoặc người được ủy quyền, người được giao trực tiếp quản lý, Điều hành cơ sở lưu trú thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài đến tạm trú tại cơ sở lưu trú. Đối với các cơ sở lưu trú cho người nước ngoài thuê để lưu trú dài hạn mà chủ cơ sở lưu trú không cư trú tại đó hoặc nhà do người nước ngoài mua, thì người đứng tên trong hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mua nhà có trách nhiệm thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài tạm trú tại cơ sở lưu trú đó (sau đây gọi chung là người khai báo tạm trú).

IV. Quy định khai báo tạm vắng, tạm trú cho người nước ngoài

1. Quy định khai báo tạm vắng cho người nước ngoài

Theo quy định tại Điều 32 Luật Cư trú 2006 (Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013) về khai báo tạm vắng thì những đối tượng sau phải khai báo tạm vắng bao gồm:
Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
• Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
Như vậy, người nước ngoài tại Việt Nam thì không cần phải thực hiện thủ tục khai báo tạm vắng.

2. Quy định khai báo tạm trú cho người nước ngoài

Căn cứ theo Điều 33 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam 2014 quy định về khai báo tạm trú cho người nước ngoài ở Việt Nam như sau:
1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
3. Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người nước ngoài tại Việt Nam cần thực hiện khai báo tạm trú với cơ quan Công an xã/ phường/ thị trấn hoặc thông qua trang thông tin điện tử để được cấp giấy xác nhận tạm trú cho người nước ngoài.

V. Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

• Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú được Cục quản lý xuất nhập cảnh quy định trong Biểu mẫu NA 8, Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. Biểu mẫu NA8, Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo thông tư số 04 /2015/TT-BCA ngày 05/01/2015.
• Biểu mẫu này dùng cho cá nhân công dân người Việt Nam bảo lãnh xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài và cho doanh nghiệp và tổ chức hoạt động tại Việt Nam xin cấp thẻ tạm trú chủ đầu tư, người lao động nước ngoài có giấy phép lao động, và những trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động,…

VI. Thời hạn của thẻ tạm trú cho người nước ngoài

1. Điều kiện để người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú 5 năm

• Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
• Người nước ngoài vào Việt Nam thực tập, học tập.

2. Thẩm quyền cấp thẻ tạm trú 5 năm cho người nước ngoài

• Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc các trường hợp còn lại tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;
• Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú

3. Các giấy tờ xin cấp thẻ tạm trú 5 năm cho người nước ngoài

• Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng.
• 02 ảnh 3cmx4cm.
• Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh (mẫu NA8).
• Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh (mẫu NA6).
• 01 bản sao hoặc bản photo giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam (kèm theo bản chính để đối chiếu):
• Giấy phép đầu tư,
• Giấy phép thành lập doanh nghiệp,
• Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh,…
• Giấy phép lao động (đối với trường hợp là người lao động),
• Giấy xác nhận thành viên hội đồng quản trị,

4. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh cho người nước ngoài đăng ký lần đầu tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

• Bản sao đăng ký mã số thuế (nếu có),
• Bản sao giấy chứng nhận mẫu dấu,
• Bản sao đăng ký kinh doanh,
• Bản đăng ký mẫu chứ ký và con dấu.

5. Trường hợp người xin cấp thẻ tạm trú là vợ, chồng hoặc con của người nước ngoài thì cần có các loại giấy tờ sau:

• Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu gia đình,
• Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha con, mẹ con,…
• Giấy đăng ký kết hôn.

VII. Thời hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài là bau lâu?

Thời hạn thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày. Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới. Mỗi loại thẻ tạm trú sẽ có thời hạn khác nhau. Thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài có thời hạn tối thiểu là 2 năm và tối đa không quá 5 năm. Tùy vào từng trường hợp cụ thể Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố sẽ cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài với thời hạn thẻ tạm trú 2 năm, thẻ tạm trú 3 năm hoặc thẻ tạm trú 5 năm.
Theo đó:
• Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.
• Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm.
• Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn không quá 05 năm.

VIII. Thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài được thực hiện như thế nào?

1. Điều kiện thực hiện thủ tục gia hạn thẻ tạm trú

• Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh -Bộ Công an.
• Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, có thị thực (trừ trường hợp miễn thị thực), chứng nhận tạm trú do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, đang cư trú tại Việt Nam và không thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” hoặc không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh”.
• Công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài (xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ).

2. Thành phần hồ sơ xin gia hạn thẻ tạm trú

• Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
• Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài.

3. Cơ quan giải quyết việc gia hạn thẻ tạm trú

Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

4. Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn thẻ tạm trú

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin gia hạn thẻ tạm trú
• Cơ quan, tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:
+ 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
+ 254 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh.
+ 7 Trần Quý Cáp, TP Đà Nẵng.
• Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
Thời gian nộp hồ sơ:
Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).
Bước 3: Nhận kết quả gia hạn thẻ tạm trú
- Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả gia hạn tạm trú, thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận.
- Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật).
Lưu ý: Lúc này người nước ngoài tại Việt Nam sẽ được gia hạn chứng nhận tạm trú.

IX. Thu hồi giấy tạm trú, trả thẻ tạm trú đối với người nước ngoài trong trường hợp nào?

Khi người nước ngoài lao động và sinh sống tại Việt Nam đã thực hiện xong thủ tục xin cấp thẻ tạm trú thì người sở hữu thẻ tạm trú sẽ được miễn visa khi xuất nhập cảnh khi thẻ còn giá trị hiệu lực. Nhưng vì lý do nào đó mà người nước ngoài muốn nghỉ việc hoặc doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người nước ngoài trả thẻ tạm trú lại cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải thực hiện thu hồi thẻ tạm trú và giấy phép lao động để chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Thủ tục trả thẻ tạm trú cho người nước ngoài phát sinh khi thuộc một trong hai trường hợp sau:

1. Công ty Việt Nam đơn phương chấm dứt hợp đồng với người nước ngoài

• Nếu doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động nước ngoài thì ngoài thực hiện 2 bước như trường hợp trên còn phải đề nghị cấp thị thực xuất cảnh ít nhất 15 ngày để người nước ngoài thu xếp xuất cảnh khỏi Việt Nam hoặc gia hạn thẻ tạm trú nếu muốn muốn tìm một công việc mới khác tại Việt Nam.
• Hồ sơ xin cấp thị thực 15 ngày cho lao động nước ngoài bao gồm các loại giấy tờ:
+ Đơn xin gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài do cục quản lý xuất nhập cảnh quy định theo mẫu này.
+ Hồ sơ pháp nhân của Doanh nghiệp: Bản sao giấy đăng ký kinh doanh có công chứng, bản sao giấy chứng nhận mẫu dấu công chứng.
+ Bản gốc thẻ tạm trú của người nước ngoài.
+ Bản gốc hộ chiếu của người nước ngoài.

2. Người lao động nước ngoài xin nghỉ việc trước thời hạn

Khi người lao động nước ngoài muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì người lao động phải trả thẻ tạm trú cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải thực hiện thu hồi thẻ tạm trú theo đúng pháp luật, gồm 2 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của người lao động, trong đó phải có bản gốc thẻ tạm trú và giấy phép lao động.
Bước 2: Liên hệ với Cơ quan xuất nhập cảnh của Việt Nam để làm thủ tục thu hồi thẻ tạm trú của lao động nước ngoài. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải gửi công văn đề nghị xuất cảnh người lao động ra khỏi Việt Nam khi chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Thẩm quyền xử lý hồ sơ trả thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thu hồi thẻ tạm trú của lao động nước ngoài, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh nơi công ty đặt trụ sở đăng ký kinh doanh:
• Cục quản lý xuất nhập cảnh địa chỉ số 44 – 46 đường Trần Phú, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
• Phòng quản lý xuất nhập cảnh:
+ TP HCM: số 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3.
+ Hà Nội: số 44 Phạm Ngọc Thạch, Phường Phương Liên, Quận Đống Đa. 

Xem thêm:

>> Thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài

>> Thu hồi, trả thẻ tạm trú đối với người nước ngoài

>> Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài A - Z

>> Thời hạn đăng ký thẻ tạm trú cho người nước ngoài

0914 007 116
0983 551 110



GẶP TRỰC TIẾP CHÚNG TÔI TẠI ĐỊA CHỈ
VĂN PHÒNG TẠI HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: T6, tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Q3, HCM 
VĂN PHÒNG TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: T3, 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội 
VĂN PHÒNG TẠI ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 24 Trần Phú, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH THUÂN
Địa chỉ: 51 Lê quý Đôn, tp Phan Thiết, Bình Thuận
  VĂN PHÒNG TẠI QUẢNG BÌNH
Địa chỉ: 106 Lý Thái Tổ, tp Đồng Hới, Quảng Bình
VĂN PHÒNG TẠI TT HUẾ
Địa chỉ: 100 Nguyễn Tất Thành, Hương Thủy, TT Huế
VĂN PHÒNG TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 159 Trần Quý Cáp, Tam Kỳ, Quảng Nam
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: 51 Trường Chinh, tp Quy Nhơn, Bình Định
VĂN PHÒNG TẠI KIÊN GIANG
Địa chỉ: Lô A5-25, Số 11, Tây Bắc, Rạch Giá, Kiên Giang
  VĂN PHÒNG TẠI ĐẮK LẮK
Địa chỉ: 104 Ngô Quyền, tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH PHƯỚC
Địa chỉ: KP3, P Tân Đồng, Đồng Xoài, Bình Phước
VĂN PHÒNG TẠI LONG AN
Địa chỉ: 140/5 Nguyễn Minh Đường, tp Tân An, Long An
VĂN PHÒNG TẠI LÂM ĐỒNG
Địa chỉ: 16 Trạng Trình, tp Đà Lạt, Lâm Đồng
VĂN PHÒNG TẠI CẦN THƠ
Địa chỉ: An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.thanhlapcongtyqn.vn

Đang online: 13    Lượt truy cập: 1579679