» Thông tin » Cần những gì khi thành lập doanh nghiệp, công ty
Danh Sách Sinh Viên

Cần những gì khi thành lập doanh nghiệp, công ty?

Khi thành lập doanh nghiệp, công ty cần những gì? Hiện nay, nhu cầu thành lập công ty để phát triển sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng. Mặc dù các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa nhưng nếu không am hiểu về luật bạn sẽ gặp không ít những khó khăn trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vậy muốn thành lập công ty cần những gì? Sau đây, công ty luật Đại Việt sẽ tư vấn chi tiết cho quý khách hàng nhằm trả lời cho câu hỏi thành lập công ty cần những gì?

Thành lập công ty cần chuẩn bị những gì?

1. Chuẩn bị tên công ty

Tên công ty phải bao gồm các yếu tố:
• Loại hình doanh nghiệp được viết là: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) , công ty cổ phần (Công ty CP), công ty hợp doanh (Công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN);
• Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
• Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Khi đặt tên doanh nghiệp, phải tuân thủ:
• Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc;
• Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
• Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho công ty mình.

Xem thêm:

>> Quy trình thành lập công ty chi tiết

>> Thành lập công ty cần chuẩn bị gì

>> Hồ sơ thành lập công ty đối với mỗi loại hình doanh nghiệp

>> Kinh doanh có nên thành lập công ty

2. Lựa chọn mức vốn điều lệ công ty phù hợp

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào điều lệ công ty. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.
Ví dụ: Để thành lập công ty kinh doanh ngành nghề tư vấn đầu tư chứng khoán thì phải có số vốn tối thiểu là 10 tỷ đồng.
Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Tuy nhiên, vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Vì thế nếu để quá thấp sẽ làm giảm niềm tin với khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Còn nếu để mức vốn điều lệ cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro cũng cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng, đối tác hơn, đặc biệt là trong các hoạt động đấu thầu. Do đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng của mình.
Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Vốn điều lệ quyết định mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm:
• Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Nộp 3.000.000 đồng/năm
• Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: Nộp 2.000.000 đồng/năm

3. Địa chỉ trụ sở công ty

Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:
• Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
• Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
• Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

4. Chuẩn bị ngân sách tài chính cho doanh nghiệp.

Việc chuẩn bị ngân sách tài chính cho doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng: Nhờ có một kế hoạch chi tiết, rõ ràng, doanh nghiệp sẽ biết chính xác những việc cần làm trong hiện tại và tương lai. Từ đó, những quyết định của doanh nghiệp không bị lệch khỏi mục tiêu đã đề ra.
Sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có: Không chỉ là kế hoạch cho tương lai mà ngân sách còn thể hiện chính xác tình trạng của doanh nghiệp, mang lại cái nhìn tổng quát nhất về hiệu quả hoạt động của cả doanh nghiệp.
Bạn có thể dựa vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại làm cơ sở, từ đó đưa ra con số mong đợi trong tương lai. Con số này không nên quá xa so với khả năng của doanh nghiệp vì có thể tạo ra áp lực lên đội ngũ nhân viên. Thay vào đó, một con số thực tế sẽ là động lực thúc đẩy hiệu quả làm việc của các phòng ban.

5. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, điều này được quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.
Đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.
Lưu ý rằng bạn chỉ được kinh doanh, xuất hóa đơn những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi, bổ sung ngành nghề phải làm thủ tục thông báo với Sở Kế hoạch & Đầu tư trong vòng 10 ngày kể từ ngày thay đổi nếu không sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

>> Thủ Tục hồ sơ Phá Sản Doanh Nghiệp Tn

>> Thủ Tục hồ sơ Phá Sản Công Ty doanh nghiệp

>> Quy trinh cách thức nộp hồ sơ thành lập Công Ty

>> Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

6. Cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Theo Luật Doanh Nghiệp năm 2020, có các loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn và Công ty Cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu nhược điểm riêng và việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào tùy vào nhu cầu của từng nhà đầu tư tại từng thời điểm.
Loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp, Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông, ngoài ra công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trương hợp trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Trong quá trình hoạt động, công ty được quyền chào bán cổ phần để tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
• Ưu điểm: Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn; chủ sở hữu công ty có thể là cá nhân, tổ chức; có cơ cấu tổ chức quản lý công ty tinh gọn, hiệu quả, chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất.
• Hạn chế: Công ty trách nhiệm hữu hạn không được huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Công ty hợp danh
• Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân. Công ty có hai chế độ trách nhiệm: trách nhiệm hữu hạn (đối với thành viên góp vốn) và trách nhiệm vô hạn (với thành viên hợp danh).
• Hạn chế: không được phát hành chứng khoán. Khi thành lập phải có ít nhất hai thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp tư nhân
• Ưu điểm: Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với mức vốn đầu tư vào doanh nghiệp, có quyền quyết định đối với cơ cấu tổ chức của công ty, có quyền hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
• Nhược điểm: Không có tư cách pháp nhân; chủ sở hữu chỉ có thể là cá nhân và chịu trách nhiệm vô hạn; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân; chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
• Ưu điểm: Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân; cách thành viên trong công ty chịu trách nhiệm hữu hạn; cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ.
• Hạn chế số lượng tối đa là 50 thành viên và không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn;

7. Xác định tự đầu tư hay cần thành viên/ cổ đông góp vốn

Tự đầu tư bao gồm bổ sung hàng tồn kho, đầu tư của chính phủ vào các dự án cơ sở hạ tầng như đường bộ và đường cao tốc, và các khoản đầu tư khác duy trì hoặc nâng cao tiềm năng kinh tế của một quốc gia. Chúng không tăng để đáp ứng với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc giảm đi để đối phó với các đợt thắt chặt kinh tế, điều chỉ ra rằng chúng không bị thúc đẩy bởi lợi nhuận, mà là mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội. Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư Mỹ năm 2009 (ARRA) cung cấp nhiều ví dụ về tự đầu tư.
Cổ đông là thuật ngữ quen thuộc trong những năm gần đây. Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu. Các thành viên/ cổ đông góp vốn Tham gia biểu quyết để quyết định đường lối của công ty trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Được ưu tiên mua cổ phần khi công ty tiến hành chào bán. Yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp.

8. Cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng

Doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn: Lập kế hoạch kinh doanh là nền tảng cho doanh nghiệp, thông qua giá trị cốt lõi ấy giúp doanh nghiệp của bạn vững mạnh hơn.
Quảng cáo và nhận đầu tư tài chính: Các nhà đầu tư hay ngân hàng cần biết rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó họ mới có thể quyết định đầu tư hay không.
Đưa ra quyết định chiến lược: Một bản kế hoạch cụ thể giúp bạn đưa ra những quyết định chiến lược kịp thời và chính xác hơn.

9. Lựa chọn người đại diện pháp luật có đủ khả năng điều hành doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Các chức danh có thể đứng người đại diện theo pháp luật bao gồm: Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, và các chức danh quản lý khác được quy định trong điều lệ công ty.
 Lựa chọn người đại diện pháp luật có đủ khả năng điều hành doanh nghiệp

10. Chuẩn bị về giấy tờ thành lập công ty

• Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
• Dự thảo điều lệ công ty
• Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
• Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
• Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
• Văn bản xác nhận vốn pháp định
• Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

Một số câu hỏi khi thành lập công ty cần những gì?

Có được đăng ký tên công ty giống các thương hiệu nổi tiếng?
Cũng theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rõ hơn như sau: 1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.
Thành lập công ty năm đầu có phải đóng thuế môn bài không?
Đối với doanh nghiệp thành lập nữa cuối năm 2020, năm 2021 trở đi sẽ được miễn lệ phí môn bài theo những trường hợp mà cơ quan thuế quy định, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ thuế môn bài.
Có được đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh?
Theo quy định hiện tại, doanh nghiệp có thể đăng ký tất cả các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Nên việc đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh trên cùng một giấy phép là việc hoàn toàn đúng luật.
Cần bao nhiêu vốn để có thể thành lập công ty?
Pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:
• Khả năng tài chính của mình;
• Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
  
0914 007 116
0983 551 110



GẶP TRỰC TIẾP CHÚNG TÔI TẠI ĐỊA CHỈ
VĂN PHÒNG TẠI HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: T6, tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Q3, HCM 
VĂN PHÒNG TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: T3, 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội 
VĂN PHÒNG TẠI ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 24 Trần Phú, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH THUÂN
Địa chỉ: 51 Lê quý Đôn, tp Phan Thiết, Bình Thuận
  VĂN PHÒNG TẠI QUẢNG BÌNH
Địa chỉ: 106 Lý Thái Tổ, tp Đồng Hới, Quảng Bình
VĂN PHÒNG TẠI TT HUẾ
Địa chỉ: 100 Nguyễn Tất Thành, Hương Thủy, TT Huế
VĂN PHÒNG TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 159 Trần Quý Cáp, Tam Kỳ, Quảng Nam
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: 51 Trường Chinh, tp Quy Nhơn, Bình Định
VĂN PHÒNG TẠI KIÊN GIANG
Địa chỉ: Lô A5-25, Số 11, Tây Bắc, Rạch Giá, Kiên Giang
  VĂN PHÒNG TẠI ĐẮK LẮK
Địa chỉ: 104 Ngô Quyền, tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH PHƯỚC
Địa chỉ: KP3, P Tân Đồng, Đồng Xoài, Bình Phước
VĂN PHÒNG TẠI LONG AN
Địa chỉ: 140/5 Nguyễn Minh Đường, tp Tân An, Long An
VĂN PHÒNG TẠI LÂM ĐỒNG
Địa chỉ: 16 Trạng Trình, tp Đà Lạt, Lâm Đồng
VĂN PHÒNG TẠI CẦN THƠ
Địa chỉ: An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.thanhlapcongtyqn.vn

Đang online: 10    Lượt truy cập: 1579740